1. Điều trị thoái hóa khớp gối tối ưu dựa trên sự kết hợp giữa phương pháp dùng thuốc và không dùng thuốc
2. Điều trị thoái hóa khớp gối cần được cá nhân hóa theo:
- Các yếu tố nguy cơ tại khớp gối (béo phì, yếu tố cơ học và mức độ hoạt động thể chất)
- Các yếu tố nguy cơ chung (tuổi tác, bệnh lý đi kèm, sử dụng đa loại thuốc)
- Mức độ đau đớn và suy giảm chức năng
- Có hoặc không có dấu hiệu viêm cục bộ (hydrarthrosis)
- Vị trí và mức độ tổn thương cấu trúc khớp
3. Các biện pháp không dùng thuốc nên bao gồm giáo dục bệnh nhân, tập thể dục thường xuyên, sử dụng các thiết bị hỗ trợ kỹ thuật (gây, lót giày) và kiểm soát cân nặng
4. Paracetamol là thuốc giảm đau đầu tay, có thể tiếp tục sử dụng trong thời gian dài nếu hiệu quả
5. Các thuốc bôi tại chỗ của NSAID hoặc capsaicin có hiệu quả và an toàn.
6. NSAID đường uống được chỉ định ở những bệnh nhân không đáp ứng với paracetamol. Ở những bệnh nhân có nguy cơ tiêu hóa cao, nên kết hợp thuốc bảo vệ dạ dày hiệu quả hoặc sử dụng NSAID ức chế COX-2 đặc hiệu
7. Thuốc giảm đau opiod, có hoặc không kết hợp với paracetamol, có thể là giải pháp thay thế khi NSAID không hiệu quả hoặc chống chỉ định.
8. Thuốc chống thoái hóa khớp tác dụng chậm (glucosamine sulfate, chondroitin sulfate, diacerein) và axit hyaluronic có tác dụng giảm triệu chứng và bảo tồn cấu trúc sụn khớp.
9. Tiêm corticosteroids nội khớp được chỉ định trong trường hợp đau cấp tính do viêm, đặc biệt khi có tràn dịch khớp
10. Phẫu thuật thay khớp cần được cân nhắc trong trường hợp bị đau kéo dài, suy giảm chức năng và có tổn thương cấu trúc khớp rõ ràng trong chẩn đoán hình ảnh.
Jordan và cộng sự Ann Rheum Dis 2003; 62 : 1145-55
Link bài gốc: Khuyến nghị Eular để điều trị thoái hóa khớp gối – Laboratoire Labrha