Người cao tuổi thường dễ mắc các bệnh về xương khớp, trong đó thoái hóa khớp là bệnh hay gặp nhất. Vậy tại sao người cao tuổi lại dễ mắc các bệnh xương khớp, cách phòng ngừa và điều trị như thế nào?
Theo chia sẻ của BS. Luyện Trung Kiên – Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 trên website của Bệnh viên Trung ương Quân đội 108, thoái hóa khớp là quá trình lão hóa mang tính quy luật của tổ chức sụn, các tế bào, tổ chức ở khớp và quanh khớp. Căn bệnh này liên quan chặt chẽ với tuổi tác, tức là tuổi càng cao những tổn thương thoái hóa càng nặng.
Trong cơ thể chúng ta có rất nhiều khớp, trong đó khớp chính là phần tiếp nối giữa 2 đầu xương trong cùng một cơ thể, có bao khớp bao bọc xung quanh, có một lớp sụn mềm giữa hai đầu xương và một loại dịch nhầy (dịch khớp) rất trơn để cho khớp cử động một cách dễ dàng. Khi thoái hóa khớp tổn thương cơ bản đầu tiên là sụn khớp, sau đó là tổn thương xương dưới sụn, dây chằng, các cơ cạnh khớp và dịch khớp. Các khớp xương dễ bị thoái hóa nhất là khớp gối, khớp đốt sống cổ, khớp đốt sống thắt lưng, khớp háng, khớp cổ chân, bàn chân…
Các triệu chứng thoái hóa khớp ở người cao tuổi
Thoái hóa khớp là căn bệnh thường gặp ở người cao tuổi, với các triệu chứng đặc trưng dễ nhận biết. Dưới đây là những biểu hiện phổ biến:
- Đau khi vận động: Ở giai đoạn đầu, cơn đau thường xuất hiện khi người bệnh vận động hoặc di chuyển, nhưng sẽ giảm hoặc biến mất khi nghỉ ngơi. Theo thời gian, cơn đau có thể trở nên dai dẳng, âm ỉ và tăng nặng khi vận động.
- Thoái hóa khớp háng: Người bệnh có cảm giác đau ở vùng bẹn, phía trước hoặc bên trong đùi. Đôi khi cơn đau lan xuống vùng mông và mặt sau đùi.
- Thoái hóa khớp gối: Đặc trưng bởi cảm giác đau khi di chuyển, khó khăn trong việc đứng lên, ngồi xuống, đặc biệt khi leo hoặc xuống cầu thang. Trong trường hợp nặng, người bệnh có thể bị khụy gối đột ngột.
- Thoái hóa cột sống thắt lưng: Cơn đau âm ỉ xuất hiện ở vùng thắt lưng, thường trội hơn vào buổi chiều tối, nhất là sau một ngày làm việc nhiều hoặc lao động nặng. Bệnh nhân gặp khó khăn khi cúi, nghiêng hoặc xoay người.
- Hạn chế vận động: Đối với thoái hóa khớp gối, các động tác gập – duỗi chân bị hạn chế, việc đứng lên ngồi xuống trở nên khó khăn và có thể nghe thấy tiếng lắc rắc khi cử động khớp.
Phòng tránh và điều trị thoái hóa khớp ở người cao tuổi
Để phòng tránh và điều trị thoái hóa khớp, người cao tuổi nên có chế độ sinh hoạt hợp lý, khoa học trong cả ăn uống lẫn tập luyện.
- Xây dựng thực đơn nhiều chất xơ, cùng những chất chống lão hóa như vitamin E, A (dầu thực vật, các loại ngũ cốc, các loại đậu…), vitamin C (cam, quýt, bưởi, cà chua…) các khoáng chất vi lượng như selenium, kẽm, magnesium…
- Với người già, có thể duy trì thói quen đi bộ, đạp xe, bơi hay tập dưỡng sinh để duy trì sự dẻo dai của xương khớp; hạn chế mang vác nặng, vận động mạnh quá sức.
- Thăm khám bác sĩ định kỳ hàng năm để kiểm soát sức khỏe xương khớp nói riêng và sức khỏe tổng quát nói chung
Hiện nay, y học hiện đại ngày càng phát triển với nhiều phương pháp điều trị thoái hóa khớp khác nhau. Trong đó, có những phương pháp được sử dụng nhiều trong những năm gần đây:
Điều trị thoái hóa khớp bằng thuốc
Để giảm triệu chứng thoái hóa khớp, các loại thuốc như thuốc chống thoái hóa có tác dụng làm chậm, thuốc giảm đau và thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) có thể được chỉ định. Việc sử dụng những loại thuốc này phải được bác sĩ tư vấn và giám sát.
Khi thoái hóa khớp nặng và đau dữ dội có thể sử dụng các phương pháp tiêm nội khớp như:
- Corticosteroid: Giảm đau nhanh nhưng hiệu quả ngắn hạn (1-2 tháng), không nên sử dụng quá 3-4 lần mỗi năm ở cùng một khớp.
- Axit hyaluronic: Có tác dụng lâu dài hơn, thậm chí có thể lên tới 1 năm, giúp giảm đau và cải thiện chức năng vận động. Các sản phẩm tiêm nội khớp có thể kể đến như HappyCross và HappyVisc là giải pháp tối ưu cho những người bị thoái hóa khớp. Với công nghệ IPN & AOX kết hợp cùng mannitol giúp H.A phân tán nhanh chóng, đồng đều vào trong dịch khớp. Tăng hiệu quả và đẩy nhanh thời gian tác dụng kháng viêm, giảm đau. Không chỉ giúp cải thiện triệu chứng lâm sàng mà còn giúp tái tạo HA nội sinh, bảo tồn dịch khớp.
- Huyết tương giàu tiểu cầu (PRP): Kích thích tái tạo mô, giảm đau và hỗ trợ phục hồi tổn thương.
Khi các phương pháp điều trị trên không hiệu quả, phẫu thuật có thể là giải pháp cuối cùng, đặc biệt trong trường hợp thoái hóa khớp nặng. Thay khớp nhân tạo (arthroplasty) giúp cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống cho hầu hết bệnh nhân. Sau phẫu thuật, cần có kế hoạch phục hồi chức năng để đạt hiệu quả tối ưu.
Lưu ý: Một phương pháp điều trị hiệu quả sẽ kết hợp linh hoạt giữa các giải pháp dùng thuốc và không dùng thuốc. Vì vậy, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ và lựa chọn những phương pháp điều trị phù hợp nhất.