Chạy bộ là một trong những cách luyện tập thể thao giúp cải thiện sức khỏe, tăng cường trao đổi chất nhưng 4 nguyên nhân dưới đây lại khiến bạn bị đau cổ chân khi chạy bộ mà bạn cần tránh mắc phải.
Chạy bộ – bộ môn thể thao luyện tập sức khỏe có tác dụng giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tim, tiểu đường và đột quỵ; đồng thời giúp tăng cường trao đổi chất cũng như cải thiện vóc dáng. Không những thế, chạy bộ còn là liệu pháp tinh thần tốt giúp bạn giải tỏa căng thẳng, stress. Tuy nhiên, cũng như nhiều bộ môn thể thao khác, chạy bộ cũng cần có kỹ thuật đúng bởi nếu sai cách sẽ khiến bạn bị chấn thương, trong đó phổ biến nhất là hiện tượng đau cổ chân khi chạy bộ.
4 nguyên nhân khiến bạn bị đau cổ chân khi chạy bộ
Không sử dụng giày hoặc sử dụng giày sai cách
Giày chạy là vật dụng quan trọng, giúp bảo vệ đôi chân của bạn khi tham gia các bộ môn thể thao, đặc biệt là chạy bộ. Tuy nhiên, có nhiều người thường chủ quan không sử dụng giày chạy chuyên dụng hoặc đi chân đất chạy bộ. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng đau cổ chân khi chạy bộ.
Không khởi động trước khi chạy bộ
Khởi động trước khi luyện tập thể thao là điều cơ bản và tiên quyết nhất để giúp máu lưu thông, các cơ xương khớp được co giãn để ngăn chặn tình trạng chấn thương. Vì vậy, nếu không khởi động, giãn cơ trước khi chạy bộ bạn sẽ dễ bị chuột rút, cổ chân bị co giật và gây đau nhức.
Gặp các chấn thương liên quan đến xương khớp
Đau cổ chân khi chạy bộ còn có thể do trước đó bạn từng gặp chấn thương như trật hay gãy chân. Cổ chân là vị trí chịu nhiều áp lực của sức nặng cơ thể cũng như dễ bị tác động nên chỉ cần luyện tập nặng hay nhẹ đều có thể gây đau nhức.
Bong gân là tình trạng dây dây chằng quanh khớp cổ chân bị giãn rộng hoặc bị rách. Khi bị bong gân, cùng với cảm giác đau, chân bạn thường bị sưng nề, bầm tím và đau khi vận động cổ chân như chạy, nhảy.
Viêm khớp cổ chân có thể là hậu quả của việc thoái hóa phần sụn khớp gây ra tình trạng đau mỏi cổ chân. Tình trạng đau thường tăng lên khi bạn vận động như khi đi lại, chạy, nhảy.
Do cường độ luyện tập không điều độ
Cường độ luyện tập không điều độ, chạy quá ít hoặc quá nhiều đều gây ảnh hưởng đến cổ chân. Đặc biệt, nếu bạn chạy quá nhiều ở cự ly dài sẽ khiến hệ dây chằng ở cổ chân phải làm việc quá sức, gây tình trạng đau nhức, co rút.
Cách khắc phục đau cổ chân khi chạy bộ
Khi gặp các dấu hiệu cổ chân tê mỏi, đau nhức khi chạy bộ, bạn cần áp dụng những biện pháp xử lý ngay để tránh bị cơn đau nhức đeo bám cũng như để tình trạng trở đau nhức trở nên nặng hơn.
Dừng luyện tập
Ngay khi bị đau cổ chân bạn cần dừng chạy, kê cao chân 10 – 20cm để cải thiện lưu thông máu.
Bạn nên nghỉ ngơi vài ngày để theo dõi cổ chân xem có biểu hiện bất thường nào không. Nếu không có bất thường thì có thể chạy tiếp nhưng nếu có bất thường thì cần thăm khám.
Chườm lạnh
Bạn có thể dùng túi chườm lạnh bán sẵn hoặc gói đá lạnh vào một chiếc túi mỏng, chườm lên cổ chân chỗ bị đau 10 – 15 phút, 4 – 8 lần/ngày để làm dịu và giảm sưng đau tạm thời.
Sử dụng gel bôi giảm đau
Sử dụng gel bôi giảm đau để khắc phục tình trạng đau nhức cổ chân do chạy bộ gây ra. Trong đó, bạn có thể tham khảo sử dụng gel bôi giảm đau Curadol Med Emulgel – sản phẩm gel bôi ngoài da chuyên biệt với công thức độc quyền chứa các thành phần có chiết xuất tự nhiên, giúp giảm đau và viêm hiệu quả.
Thăm khám bác sĩ
Sau khi theo dõi tại nhà vài ngày mà tình trạng đau cổ chân không giảm, bạn hãy đến cơ sở y tế để được thăm khám và nhận sự chữa trị của bác sĩ chuyên môn. Việc thăm khám sẽ giúp nắm bắt được chính xác tình trạng đau ở cổ chân để phòng tránh những hậu quả nghiêm trọng khác có thể xảy ra.
Làm thế nào để không bị đau cổ chân khi chạy bộ?
Để không bị đau cổ chân khi chạy bộ, bạn cần:
- Khởi động thật kỹ trước khi chạy
- Lựa chọn giày chạy có đế mềm, kích thước phù hợp với chân để đem lại cảm giác thoải mái khi chạy bộ
- Đảm bảo tham gia chạy bộ trong tình trạng không có chấn thương hoặc đã bình phục hoàn toàn các chấn thương trước đó
- Có kế hoạch luyện tập khoa học và đều đặn
- Chế độ dinh dưỡng nên bổ sung đầy đủ chất xơ, thức ăn có chứa nhiều canxi như đậu phụ, bơ, các loại ngũ cốc…
Tham khảo:
– https://www.vinmec.com/vie/bai-viet/dau-khop-co-chan-khi-chay-bo-vi
– https://medlatec.vn/tin-tuc/nguyen-nhan-dau-khop-co-chan-khi-chay-bo-va-cach-xu-tri